Tối ưu SEO Offpage

Tiếp thị mạng xã hội là hoạt động gia tăng lượng truy cập website thông qua các trang web mạng xã hội. Thông qua mạng xã hội, người tham gia có thể chia sẻ bài viết, bày tỏ đánh giá của của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng liên kết

Xây dựng liên kết là biện pháp SEO có được từ những liên kết từ các trang web bên ngoài để cải thiện lượng người click vào liên kết và cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm. Như vậy, xây dựng liên kết nhằm tăng tính phổ biến của liên kết của bạn.
Gửi trang Web của bạn để những công cụ tìm kiếm thông dụng. Nhưng lưu ý, không được gửi ở chế độ tự động.
Đặt trang web của bạn vào các dự án thư mục mở như dmog.org, yahoo.com.
Liên tục đưa nội dung có chất lượng cao, tự nhiên người dùng sẽ đến ghé thăm trang web của bạn thường xuyên để tìm thứ họ cần.
Tận dụng mối quan hệ của bạn với những quản trị web khác để đặt liên kết trang web của bạn  lên trang web của họ. Liên kết một chiều thường được tính cao hơn liên kết đối ứng.
Tham gia các chương trình trao đổi liên kết với các trang web liên quan. Lưu ý rằng, việc trao đổi liên kết với những trang web không liên quan đến nội dung trang web của bạn có thể ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn trong công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn đăng ký thành viên trên diễn đàn, mà diễn đàn này không giới hạn quyền của bạn như tạo chữ ký liên kết sang trang web của bạn, nó sẽ làm tăng tính phổ biến cho trang web của bạn.
Viết bài tốt lên các trang web blog, diễn đàn với một vài tài liệu tham khảo liên kết tới trang web của bạn trong bài viết đó.
Tiếp tục cung cấp nội dung tốt cho trang web của bạn. Giữ cho trang web của bạn luôn luôn cập nhật. Nếu có thể tạo ra các diễn đàn, thư liên hệ, blog…
Ngoài ra, bạn có thể chọn một vài phương thức quảng cáo mất tiền để mua thứ hạng cao, nơi bạn có thể đặt liên kết của bạn lên đó.

Tiếp thị mạng xã hội

Tiếp thị mạng xã hội là hoạt động gia tăng lượng truy cập website thông qua các trang web mạng xã hội. Thông qua mạng xã hội, người tham gia có thể chia sẻ bài viết, bày tỏ đánh giá của của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Quá trình tương tác này theo 2 chiều:

- Thông qua các trang mạng xã hội, người bán hàng đăng những bài viết, sản phẩm của mình nhằm thu húy sự chú ý của cư dân mạng với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Ngày nay, các mạng xã hội với số lượng cư dân đông đảo làm cho mức độ phổ biến của tên thương hiệu của bạn được biết đến nhiều hơn, thương hiệu của bạn dần có chỗ đứng và củng cố niềm tin đối với khách hàng.
- Người tiêu dùng hoặc người xem qua việc tiếp cận những chia sẻ sản phẩm dịch vụ đó đưa ra những phản hồi nhận định của mình. Từ đó nó trở thành kênh tương tác để người bán tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng và có những định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển dịch vụ của mình.
Kể từ khi ra đời vào năm 1979, với mạng xã hội Usernets đến nay, đã trải qua một chặng đường dài với rất nhiều cộng đồng cho phép bạn quảng bá sản phẩm của bạn một cách rộng rãi:
a. Google+ là một nền tảng mạng xã hội phát triển bởi Google. Nó có một vai trò vô cùng to lớn trong việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google.
* Google thường lấy dữ liệu từ Google+ để chỉ định từ khóa tên doanh nghiệp. Do đó, sự hiện diện của Doanh nghiệp của bạn trên G+ sẽ được đánh dấu cao trên SERP. Ngoài ra việc phát triển nội dung trên trang G+ sẽ góp phần cải thiện thứ hạng của bạn trên Google.
* Một liên kết trên Google+ hoạt động như một backlink cho website của bạn, và liên kết này sẽ được gửi thẳng đến chỉ mục của Google. Do đó việc tạo những nút G+ trên website của bạn là thực sự rất hữu ích.
* Đăng ký doanh nghiệp của bạn lên Google Map là cách thức nhanh chóng nhất và đơn giản nhất để đưa tên thương hiệu và công ty của bạn sớm góp mặt trên top đầu tìm kiếm của Google.
b. Facebook là một nhà cung cấp mạng xã hội đang đóng vai trò thống trị thị trường hiện nay. Thông qua mạng xã hội này, người dùng có thể mời và kết nối bạn bè; gửi tin nhắn, hình ảnh cho bạn bè; thích, bình luận, chia sẻ chúng. Việc quảng bá thương hiệu của bạn trên facebook có thể thông qua một số cách thức sau:
* Profiles: là trang cá nhân của người dùng facebook, nó tương ứng với mỗi tài khoản đăng ký sử dụng facebook; người dùng có thể, kết nối bạn bè và chia sẻ thông tin của mình trên trang cá nhân này.
* Fanpage: là một trang để quảng bá hình ảnh thương hiệu của tổ chức, nhà hàng, doanh nghiệp... Có thể nói việc tạo ra một fanpage là cách thức rất nhanh đưa thương hiệu của bạn lên top Google. Để phát triển fanpage của mình, người quản lý có thể triển khai một số cách thức sau:
+ Giữ cho fanpage luôn hoạt động hàng ngày, thường xuyên đăng tin hữu ích thú vị lên fanpage, đem đến những điều mới lạ cho người xem.
+ Tạo ra những cuộc thi có thưởng, những chương trình giảm giá, chiết khấu, khuyến mại để gia tăng sự phấn khích, lôi cuốn người xem vào like và chia sẻ trang của bạn. Từ đó tạo nên một cộng đồng rộng lớn.
+ Tạo những quảng cáo Facebook mất tiền, đó là cách nhanh chóng nhất và dễ dàng nhất để tăng khả năng hiển thị thương hiệu của bạn và gia tăng lượng người tiếp cận  một cách nhanh chóng.
+ Tích hợp nhúng plugin liên quan đến fanpage hiển thị trên website để gia tăng lượng tiếp cận fanpage. Ngoài ra đồng bộ hóa cấu hình liên kết với các trang mạng xã hội khác cũng gia tăng lượng tiếp cận trang của bạn.
* Facebook Groups: là việc tạo nên những nhóm nhỏ những cá nhân có cùng sở thích, sở trường, quan điểm... để cùng chia sẻ, thảo luận những chủ đề cùng quan tâm.
* Cộng đồng Facebook: về một tổ chức, cá nhân nổi tiếng hoặc một chủ đề nổi bật, kết nối đông đảo thành viên tham gia nhằm chia sẻ lợi ích và kinh nghiệm liên quan đến cộng đồng.
* Facebook Place: là kênh bản đồ trên facebook cho phép người dùng gắn địa điểm mà họ đã từng đi qua, một nơi mà họ cảm thấy ấn tượng, yêu thích chia sẻ thông tin và kết nối thông tin với bạn bè và đồng nghiệp. Kênh này chỉ sử dụng cho cá nhân.
* Facebook App: là một chương trình nhúng ở bên ngoài được nhúng vào chạy trong facebook. Đây có thể được coi là cách thức tiếp cận tiết kiệm mà đạt được hiệu quả tiếp cận cao với người dùng và là công cụ đắc lực bổ sung phát triển tích hợp cho fanpage của doanh nghiệp.
c. Twiter là một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ những tin nhắn với độ dài tối đa 140 ký tự cho mỗi lần chia sẻ (tweet).
d. LinkedIn là một trang mạng xã hội hướng tới doanh nghiệp. Nó cho phép người dùng kết nối với những người cùng quan tâm đến các lĩnh vực liên quan; hiện nay nó hỗ trợ rất đắc lực cho việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm.
e. Một số trang mạng chia sẻ hình ảnh:
- Flickr: là một trong những trang web phổ biến nhất trong việc cung cấp hosting hình ảnh và video để cho phép người dùng chia sẻ và nhúng vào các trang web.
- Picasa: là một trang web cho phép bạn chia sẻ hình ảnh, tổ chức hình ảnh như di chuyển, tìm kiếm, sắp xếp, chỉnh sửa, chia sẻ hình ảnh.
f. Một số trang mạng chia sẻ video:
- Youtube: là một trang web chia sẻ video cho phép người dùng tải, xem, chia sẻ video. Người dùng cũng có thể thích và nhận xét về video. Đây là một kênh video thống trị hiện nay, và là một công cụ tuyệt vời để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Trong đó một video có chất lượng cao nhất dễ dàng tìm kiếm được vị trí cao nhất trong tìm kiếm Google Video.
- Vimeo: cũng là một kênh chia sẻ video như Youtube nhưng nó dành cho cộng đồng chuyên gia. Nó không được dùng để quảng cáo cho công ty.
- Dailymotion: cho phép người dùng tải, xem và chia sẻ video tương tự Youtube và Vimeo.
g. Bookmarking: được sử dụng để đánh dấu các liên kết của trang lên bất kỳ trang web mạng xã hội nào, từ đó bạn sẽ nhận được backlink từ nó. Một trong số đó là: Digg, Diigo, Delicious, Stumble Upon, Reddit, Pinterest.